Hotline 0973.75.79.80 - 0933.68.60.60 - 0916.34.36.38
  • 29 cách hay chống sau tàu xe cho khách hàng của công ty Toàn Thắng


    07/04/2017

    1. Lá trầu: Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, bạn giữ 1 - 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ "át" mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe. Trước khi lên tàu xe khoảng 15 phút, bạn dùng khoảng 3 - 4 lá trầu (lá trầu không mà các cụ ăn trầu), dùng tay xé lá trầu ra vài miếng, cho hơi nát lá. Bạn đưa những lá trầu này dán vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn.

    2. Ngủ đủ giấc trước ngày khởi hành: Đây là điều rất quan trọng với bạn. Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe hoặc nôn nao.

    3. Tránh ăn no: Trước khi đi, hãy cố gắng tránh ăn quá no hoặc uống đồ có cồn . Tuy nhiên, bạn cũng đừng bước lên xe với cái bụng rỗng.

    4. Vỏ quýt, vỏ cam, vỏ bưởi, vỏ tắt: Bạn hãy nhớ mang theo một quả quýt khi lên xe. Tinh dầu cùng hương thơm dìu dịu từ vỏ quýt, cam .. sẽ giúp bạn đỡ say và cảm thấy dễ chịu hơn. Cách khác là bạn dùng vỏ quýt, vỏ cam để trước mũi nó sẽ át được mùi xăng và mùi xe.

    5. Dấm ăn: Trước khi lên xe, bạn có thể uống một ly nước ấm có pha dấm. Làm như vậy, bạn có thể phòng chống tình trạng say xe.

    6. Uống thuốc chống say: Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú, gồm cả nội và ngoại. Trước khi lên xe 1 tiếng, hãy uống một viên thuốc chống say.

    Người bị say nghiêm trọng có thể uống 2 viên trong khi trẻ em dùng ít hơn. Nếu ngồi xe trên 2 tiếng mà vẫn bị say, bạn có thể uống thêm 1 viên nữa.

    Tuy nhiên, thuốc chống say lại có một nhược điểm, đó là tạo cảm giác choáng váng và lâng lâng cho người uống. Một khi đã say xe, bạn sẽ có cảm giác hơi nghẹn vì thuốc chống say chặn không để bạn bị nôn khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn.

    7. Dùng miếng dán cổ tay và rốn: Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ.

    Dùng thêm một miếng cao giảm đau hoặc dán cao Salonpas vào rốn. Đây là cách giúp giữ ấm vùng bụng của bạn.

    8. Ngồi ghế trước: Kinh nghiệm cho những người hay say xe là ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Ở đó, tầm mắt của họ sẽ xa hơn nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe. Thêm vào đó, ngồi ghế trước thường ít xóc hơn.

    9. Tập trung: Hãy quan sát các đường thẳng phía trước. Không nhìn phong cảnh xung quanh để mắt của bạn được nghỉ ngơi hoặc nói chuyện với những người xung quanh.

    10. Dầu gió ( đây là phương pháp sẽ gây ảnh hưởng đến người ngồi xung quanh, mùi dầu gió kết hợp với mùi xe sẽ gây khó chịu cho người xung quanh) :Khi ngồi trên xe, bạn có thể lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì để tránh bị say. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào rốn, sau đó lấy băng che đi là được.

    11. Không đọc sách báo: Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ. Bạn hãy để người nào đó tỉnh táo trợ giúp. Chỉ cần bạn liếc qua vài dòng trong sách cũng đủ đưa bạn vào trạng thái say xe ngay lập tức.

    12. Tránh ngồi cạnh người cũng say xe: Ngồi bên cạnh người bị say xe và sẽ khiến bạn say xe ngay lập tức. Do đó, nên tránh ngồi cạnh những người cũng bị say xe như bạn.

    13. Cố gắng không bị phụ thuộc vào cảm giác: Đây là một trong những chú ý quan trọng vì rất nhiều người mắc phải. Sự tập trung khiến bạn thoát khỏi cảm giác say và hãy cố gắng nhìn về phía trước, không nhìn về hai bên đường.

    14. Gừng tươi: Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ôtô, bạn hãy đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi hăng và cay bay vào trong mũi. Cũng có thể cắt một miếng gừng và lấy băng dính dán vào rốn. Ngoài ra, trà gừng cũng là một phương pháp hữu hiệu. Bạn có thể uống trước trà gừng khi đi. Ngậm kẹo gừng cũng là một giải pháp, chất ngọt sẽ giúp bạn tăng cường tuần hoàn não.

    15. Thở bằng khí trời: Nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên mở cửa, tắt điều hòa để thở không khí tự nhiên. Nếu bắt buộc phải bật điều hòa, hãy đặt chế độ lấy gió ngoài và tránh để gió thốc thẳng vào đầu (Nếu bắt buộc phải ngồi dưới quạt máy lạnh bạn hãy đội nón lên đầu, đây là một phương pháp rất hiệu quả) . Không nên ngồi trực tiếp dưới ánh nắng

    16. Ấn huyệt nội quan: Khi say xe, bạn có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. Đây là chiêu thường được các bác sỹ đông y áp dụng.

    17. Trò chuyện với mọi người xung quanh: Nếu có bạn bè đi cùng trong chuyến đi, những câu chuyện sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đang ngồi trên xe. Bạn cũng có thể mang theo một vài món đồ ăn vặt, một chiếc máy nghe nhạc, hát một mình hoặc một vài món đồ chơi trí tuệ …để làm thú vui tiêu khiển trên xe, chúng sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe. Nên nhớ rằng yếu tố tình thần rất quan trọng vì nếu bạn luôn có tâm lý bi quan, tiêu cực rằng bạn sẽ bị say xe thì cơn say sẽ càng dễ tìm đến bạn hơn.

    18. Tránh xa các mùi khó chịu: Tránh xa mùi thuốc lá, mùi nước hoa, bia rượu hay các chất tạo mùi khó chịu trên xe. Vì khói thuốc lá sẽ khiến cho tình trạng say xe của bạn trở nên say xe hơn vì thế bạn nên đề nghị những người đi chung xe với bạn không nên hút thuốc lá. Ban có thể thì bạn hãy mở cửa sổ ô tô để có thể tận hưởng không khí trong lành từ thiên nhiên cũng sẽ giúp bạn đỡ say hơn.

    19. Tránh uống thức uống có ga: Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có ga và một số chất kích thích đầy hơi như: đồ nếp, đậu tương, lạc… những thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm nặng mùi vì chúng sẽ khiến cho bạn dễ bị ghê cổ và buồn nôn.

    20. Ngủ một chút nếu có thể: Giấc ngủ trên xe sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chống lại cơn say. Nếu có thể, hãy ngủ một chút để quên cảm giác say.

    21. Dùng khẩu trang: Đây là chuyện có vẻ rất nhỏ nhưng lại tốt cho bạn. Khẩu trang giúp bạn không bị mùi của xăng và đồ trong xe ập thẳng vào khứu giác, từ đó đỡ đi cảm giác khó chịu và nôn nao ban đầu.

    22. Trang bị túi dự phòng: Bạn nên mang theo túi dự phòng để dùng trong những tính huống khẩn cấp như khi xe dừng lại. Đây là thời điểm những người say xe rất dễ bị nôn. Khi đã nôn xong, bạn nên uống nước có chất ngọt để đầu óc tỉnh táo hơn.

    23. Ngũ cốc nguyên hạt: Trước khi lên tàu xe, bạn nên ăn các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Chúng có tác dụng hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa dễ dàng nên có thể giúp ngừa cảm giác say tàu xe.

    24. Bánh mì sandwich: Bánh mì sandwich kẹp rau, hoặc kẹp thịt nạc có tác dụng làm nhẹ dạ dày, nhờ thế sẽ giúp giảm cảm giác say tàu xe.

    25. Trái cây khô: Trong trường hợp bạn đang bị say tàu xe, ăn trái cây khô được chứng minh rất hiệu quả trọng việc làm dịu thần kinh cảm giác của bạn.Bên cạnh đó, trái cây khô còn chứa nhiều natri, có tác dụng giúp giảm nhẹ triệu chứng say tàu xe.

    26. Sữa đậu nành: Trong trường hợp bạn cảm thấy khó chịu ở dạ dày do say tàu xe, hãy uống sữa đậu nành. Loại thực phẩm này có thể giúp thư giãn dạ dày và giảm cảm giác chóng mặt, hoa mắt.

    27. Nước: Uống khoảng hai ly nước ấm trước khi đi tàu xe là liều thuốc tốt cho những người bị say tàu xe. Vì phương pháp này có tác dụng giúp kéo giảm cảm giác buồn nôn.

    28. Bánh quy giòn: Các loại bánh quy giòn, đặc biệt là bánh quy mặn là loại thực phẩm có tác dụng hấp thu axít trong dạ dày nên có thể giúp ngăn ngừa hiệu quả các triệu chứng say tàu xe.

    39. Khoai lang: Khoai lang sống rất hiệu quả trong việc phòng chống say tàu xe, nó có tác dụng chống co thắt và trung hòa axit trong dạ dày do đó có tác dụng chống nôn, khoai lang tươi đã làm sạch, ăn nhai nuốt cả bã.

    Một phương pháp đơn giản khác để giảm bớt các triệu chứng say xe là nhai kẹo cao su và uống từng ngụm nước nhỏ trong suốt chuyến đi.



    Chúng tôi biết bạn có rất nhiều sự lựa chọn, vì thế công ty vận tải Toàn Thắng VT 

    trân trọng cảm ơn bạn đã chọn công ty chúng tôi.

    TP. HCM: Số 74 Hùng Vương, P9, Q5 (028) 22.23.60.60 - 0973.75.79.80 - 0916.34.36.38  Tân Bình: Số 1 Long Hưng, P7. Tân Bình  0946.44.95.68

    Vũng Tàu: 290 Thống Nhất mới. P8

    (025) 46.28.73.79           

    0903. 91.18.71 - 0933. 68.60.60

    TP. HCM: (028) 22.23.60.60 - VT: (025) 46.28.73.79

    vinh.team@gmail.com

    Hôm nay: 231

    Tổng lượt truy cập: 576,868